- IV. TIẾT DẠY MINH HỌA
BÀI 6: TỰ NHẬN THỨC BẢN THÂN (TIẾT 1)
- MỤC TIÊU:
- Về kiến thức:
– Nêu được thế nào là tự nhận thức bản thân; biết được ý nghĩa của tự nhận thức bản thân.
– Tự nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu, giá trị, vị trí, tình cảm, các mối quan hệ của bản thân.
- 2. Về năng lực:
Học sinh được phát triển các năng lực:
– Điều chỉnh hành vi: có kiến thức cơ bản để nhận thức, quản lí, tự bảo vệ bản thân và thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống;
– Phát triển bản thân: lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân;
– Tự chủ và tự học: Nhận thức được sở thích, khả năng của bản thân. Biết rèn luyện, khắc phục những hạn chế của bản thân
– Giao tiếp và hợp tác: Nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân, biết điều chỉnh hành vi của bản thân mình để phù hợp với mối quan hệ với các thành viên trong xã hội.
- Về phẩm chất:
– Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân;
– Trách nhiệm: Có thói quen nhìn nhận đánh giá bản thân mình, có ý thức tu dưỡng và rèn luyện.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, tranh ảnh
- Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 6, thông tin, clip.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
- Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
- Mục tiêu:
– Tạo được hứng thú với bài học.
- Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng trò chơi
“Vua Tiếng Việt”
- Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy, trò |
Nội dung cần đạt |
||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
– GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Vua Tiếng Việt” Luật chơi: – HS sắp xếp các chữ cái sau thành một từ có nghĩa: + T/N/Í/H/Á/C/H/H + S/T/Ở/H/Í/C/H + Đ/Ê/I/M/A/N/M/H + Đ/I/M/Ê/U/Y/Ế Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập – HS tham gia chơi Bước 3: Báo cáo kết quả – Học sinh: Nhận xét câu trả lời của bạn – Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học Trong cuộc sống hàng ngày mỗi việc làm của chúng ta đều phải được nhìn nhận lại. Bởi sau khi nhìn nhận lại việc làm của bản thân chúng ta mới nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, khắc phục điểm yếu để tự hoàn thiện mình để sống tốt đẹp hơn. |
|||||
2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung: Thế nào là tự nhận thức bản thân? a. Mục tiêu: – Trình bày được thế nào là tự nhận thức bản thân. b. Nội dung: – GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc, tìm hiểu thông tin về câu chuyện: “Con gà” đại bàng trong sách giáo khoa. – GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập để hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Thế nào là tự nhận thức bản thân? c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện: |
|||||
Nhiệm vụ 1: Khái niệm tự nhận thức bản thân
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: – GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi của phiếu bài tập Gv yêu cầu học sinh đọc thông tin Gv chia lớp thành 10 nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận theo bàn, nhóm và trả lời câu hỏi vào phiếu bài tập
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập – Học sinh làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời. – Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận – Học sinh cử đại diện nhóm trình bày các câu trả lời. – Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề |
I. Khám phá
1. Thế nào là tự nhận thức bản thân? Tự nhận thức bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình (khả năng, hiểu biết, tính tình, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu,…).
|
||||
2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nội dung: Ý nghĩa của tự nhận thức bản thân a. Mục tiêu: – HS trình bày được vai trò, ý nghĩa của tự nhận thức bản thân. b. Nội dung: – GV cho HS tham gia trò chơi “Phóng viên nhí” – GV cho HS xem video, giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Vai trò, ý nghĩa của tự nhận thức bản thân c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: |
|||||
Nhiệm vụ 2: Ý nghĩa của tự nhận thức bản thân
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: – GV cho HS tham gia trò chơi “Phóng viên nhí” – GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi ? Qua đó hãy cho biết tự nhận thức bản thân có ý nghĩa như thế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập – HS: + Nghe hướng dẫn, tham gia trò chơi. + Hoạt động nhóm đôi trao đổi, thống nhất nội dung, cử báo cáo viên. – Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận GV: – Yêu cầu HS lên trình bày. – Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần). HS: – Trình bày kết quả làm việc của nhóm Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – Học sinh nhận xét phần trình bày nhóm bạn – Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức. |
2. Ý nghĩa của tự nhận thức bản thân
Tự nhận thức đúng về bản thân sẽ giúp em: + Nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục. + Biết rõ mong muốn, những khả năng, những khó khăn, thách thức của bản thân để có thế đặt ra mục tiêu, ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp. + Giao tiếp, ứng xử phù hợp với người khác
|
||||
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: – HS được luyện tập, củng cố kến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần Khám phá áp dụng kiến thức để làm bài tập. b. Nội dung: – Học sinh khái quát kiến thức đã học – Hướng dẫn học sinh làm bài tập thông qua hệ thống câu hỏi c. Sản phẩm: Câu trả lời và kế hoạch của của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: |
|||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
– GV hướng dẫn học sinh làm bài tập thông qua hệ thống câu hỏi Bài tập 1: Khám phá chính mình – HS tham gia trò chơi “Người ấy là ai” để tự khám phá bản thân thông qua các câu hỏi sau: Bài tập 2: GV cho học sinh làm bài tập sau: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập – HS làm việc, suy nghĩ, hoàn thành bài tập – HS tham gia trò chơi Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV: – Yêu cầu HS lên trình bày. – Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần). HS: – Trình bày kết quả làm việc cá nhân – Nhận xét và bổ sung bạn (nếu cần) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc cá nhân của HS. – Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. |
III. Luyện tập
1. Bài tập 1 2. Bài tập 2
|
||||
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: – HS vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. – Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học. b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập c. Sản phẩm: Câu trả lời, phần dự án của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: |
|||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
– GV hướng dẫn học sinh thông qua câu hỏi hoạt động dự án + Hoạt động dự án:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập – HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị nhật kí và làm bài tập vào sổ nhật kí Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV: – Yêu cầu HS lên trình bày – Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần). HS: – Trao đổi, lắng nghe – Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – Yc hs nhận xét câu trả lời. – Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. |
|
||||
Đưa tin
Bích Ngọc