CHUYÊN ĐỀ “TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH THÔNG QUA TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD 6” do cô Nguyễn Thị Thúy Nhi soạn.
- LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP
- Cơ sở lí luận
Giáo dục công dân (GDCD) là môn học rất quan trọng trong việc hình thành nên những thế hệ công dân trong tương lai. Môn GDCD là nền tảng để người công dân làm người thực hiện bổn phận đối với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng và môi trường tự nhiên. Thông qua đó, không chỉ trang bị cho người học những tri thức đạo đức, pháp luật mà điều quan trọng là rèn luyện cho học sinh thói quen, kỹ năng và thực hiện hành vi, quan hệ giao tiếp, ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức chung của xã hội.
Thế nhưng hiện nay, chất lượng và hiệu quả dạy học môn GDCD vẫn chưa cao, vẫn còn tình trạng học sinh chán học môn GDCD vì coi đây là môn phụ. Vậy, vấn đề đặt ra là giáo viên dạy môn GDCD như thế nào để học sinh học, thích học, không chán học môn này. Theo tôi, vấn đề cốt lõi là ở chỗ phương pháp dạy học (PPDH) của người giáo viên. PPDH môn GDCD rất đa dạng, phong phú bao gồm các PPDH truyền thống và hiện đại như: Đàm thoại, vấn đáp, thảo luận nhóm, đóng vai, trò chơi, động não, giải quyết tình huống…Tùy từng nội dung bài học, từng phần, từng điều kiện dạy học của nhà trường mà giáo viên lựa chọn và sử dụng các PPDH một cách hợp lý và có hiệu quả cao nhất. Trong đó, theo tôi nghĩ sử dụng phương pháp trò chơi sẽ tạo được sự hứng thú cho học sinh, làm cho tiết học trở nên nhẹ nhàng, vì thế mà nâng cao hiệu quả dạy học. Do đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua tổ chức trò chơi trong dạy học môn GDCD 6” để chia sẻ cùng các đồng nghiệp với mong muốn được đóng góp những kinh nghiệm nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục của huyện nhà.
- Cơ sở thực tiễn
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học.
Trong dạy học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình.
Với những đặc điểm này việc sử dụng trò chơi trong dạy học nói chung và dạy học môn GDCD nói riêng nhằm tạo ra không khí học tập sôi nổi, kích thích nhiều học sinh hào hứng tham gia hoạt động học tập hơn và hướng tới mục tiêu vừa hình thành năng lực phẩm chất, vừa phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh “Học mà chơi, chơi mà học”. Đây là một “món ăn tinh thần”, góp phần làm giảm mệt mỏi, căng thẳng trong học tập của học sinh.
Học tập qua trò chơi còn rèn cho học sinh tinh thần đoàn kết gắn bó, biết hỗ trợ giúp đỡ nhau trong quá trình học tập, tiếp thu kiến thức. Có sự phối kết hợp nhịp nhàng, linh hoạt, nhanh nhẹn giữa các thành viên trong đội nhóm học tập, hình thành ở các em lòng nhân ái, tình yêu thương mọi người trong cuộc sống hàng ngày.
Thực tế, đối với học sinh trung học cơ sở các em thường tập trung vào ba môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh thi vào lớp 10. Môn GDCD bị coi là môn phụ nên các em không tích cực tương tác với giáo viên, học còn thụ động…
Kết quả khảo sát thực tế
Qua khảo sát thực tế tại trường, tôi đã thu thập kết quả về việc năng lực và phẩm chất của học sinh trong đầu năm học 2024 – 2025:
Bảng số 1: Số liệu khảo sát mức độ yêu thích môn học trước khi thực hiện đề tài
Tổng số học sinh | Thích | Bình thường | Không thích | |||
SL | % | SL | % | SL | % | |
147 | 32 | 21,76 | 70 | 47,61 | 45 | 30,61 |
Bảng số 2: Số liệu khảo sát kết quả học tập đầu năm:
Tổng số học sinh | Giỏi | Khá | Trung bình | Yếu | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |
147 | 35 | 23,80 | 67 | 45,57 | 35 | 23,80 | 10 | 6,80 |
Để thực hiện tiết dạy GDCD có hiệu quả nhất, tôi đã lựa chọn các hình thức tổ chức trò chơi phù hợp với nội dung bài dạy. Sau đây là một số hình thức tổ chức trò chơi tôi đã thực hiện khi sử dụng đồ dùng trực quan để giảng dạy môn GDCD ở lớp 6.
- NỘI DUNG BIỆN PHÁP
- 1. Một số nguyên tắc khi tổ chức trò chơi
– Chọn trò chơi phù hợp với nội dung bài
– Xác định nội dung, phạm vi mục đích của trò chơi
– Tổ chức, biên soạn câu hỏi cho trò chơi phải bám vào nội dung bài học
– Tổ chức trò chơi phải xác định được thời gian (tùy trò chơi 4-5 phút).
– Trò chơi phải có sức hấp dẫn, thu hút sự tham gia của học sinh, tạo được không khí thoải mái. Động viên học sinh chơi nhiệt tình, hết mình xong phải đảm bảo nề nếp, nội quy nhà trường.
– Khi tổ chức trò chơi, giáo viên phải là trọng tài công bằng, chính xác, cổ vũ tích cực học sinh tham gia trò chơi. Khen ngợi trước tập thể lớp hoặc cho điểm.
- 2. Thiết kế các trò chơi theo mục tiêu nội dung các hoạt động:
– Hoạt động khởi động: Trò chơi định hướng giới thiệu bài mới, nhẹ nhàng, tạo tâm thế vui nhộn, thân thiện, ngắn gọn.
– Hoạt động hình thành kiến thức: Thiết kế trò chơi nội dung hướng vào mục tiêu bài học, đặt vấn đề cho học sinh giải quyết hình thành đơn vị kiến thức rèn luyện giáo dục kĩ năng, phẩm chất, năng lực. Học mà chơi, chơi mà học, học sinh chiếm lĩnh kiến thức, nhớ bài lâu.
– Hoạt động luyện tập, vận dụng: Thông qua trò chơi giáo viên kiểm tra được khả năng tiếp nhận và vận dụng kiến thức của học sinh, phát triển tư duy năng khiếu của học sinh.
- 3. Các bước tiến hành trò chơi trên lớp:
– Giới thiệu tên trò chơi
– Lựa chọn đội chơi
– Phổ biến luật chơi, quy định thời gian.
– Tổ chức trò chơi
– Tổng kết, đánh giá trò chơi.
- 4. Một số trò chơi trong tiết dạy học GDCD:
- Trò chơi: “Vua Tiếng Việt”. Áp dụng khi dạy mục khởi động hoặc các nội dung bài học khi cần liệt kê các biểu hiện,…
VD: Áp dụng trò chơi ở phần mở đầu (khởi động) trong bài 6: Tự nhận thức bản thân GDCD 6
– Ưu điểm:
+ Các em học sinh sôi nổi, tích cực tham gia
+ Việc ghi nhớ nội dung kiến thức rất nhẹ nhàng hơn.
– Hạn chế: Không mời được tất cả các học sinh của lớp tham gia.
- Trò chơi: “Giải cứu Đại dương”: Áp dụng khi dạy các mục khởi động, luyện tập vận dụng.
VD: Áp dụng trò chơi ở phần luyện tập khi dạy bài 4: Tôn trọng sự thật GDCD6
– Ưu điểm:
+ Các em học sinh rất hào hứng, sôi nổi, tích cực tham gia
+ Việc phát hiện, tìm tòi kiến thức rất nhẹ nhàng, không gò bó, cứng nhắc.
– Hạn chế:
+ Không áp dụng được với tất cả các học sinh của lớp.
- Trò chơi: “Tiếp sức đồng đội”: Áp dụng khi dạy phần khởi động, nội dung bài học, luyện tập,…
VD: Áp dụng khi dạy bài 3: Siêng năng, kiên trì GDCD 6
– Ưu điểm:
+ Các em học sinh rất hào hứng, sôi nổi, tích cực tham gia
+ Mang đến không khí náo nhiệt, hoạt bát, làm tăng tinh thần cạnh tranh của mỗi thành viên trong lớp.
+ Việc phát hiện, tìm tòi kiến thức rất nhẹ nhàng, không gò bó, cứng nhắc.
– Hạn chế:
+ Phạm vi lớp trật, nên việc sắp xếp đội hình, vị trí chưa được thuận lợi
III. HIỆU QUẢ DO GIẢI PHÁP ĐEM LẠI
Thực tế áp dụng các phương pháp đã trình bày ở trên đã phát huy được tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của các em học sinh. Những bài dạy mà tôi áp dụng phương pháp mới qua điều tra cho thấy:
Quan sát trong các tiết học dễ dàng nhận thấy các em học sinh tỏ ra chăm chú, hào hứng, tích cực hơn, đặc biệt là các em tỏ ra mạnh dạn hơn trong giao tiếp, trao đổi kiến thức không chỉ với bạn bè mà cả với thầy cô.
Khi được hỏi các em trả lời, những tiết học được tham gia trò chơi các em thấy hiểu bài và thích học hơn, học bài và ghi nhớ bài tốt hơn.
Sau khi đã áp dụng “Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua tổ chức trò chơi trong dạy học môn GDCD 6”, tôi tiến hành làm phiếu thăm dò ý kiến đánh giá của học sinh, kết quả cho thấy 80% học sinh đã thay đổi nhận thức về môn GDCD, các em đã có hứng thú và yêu thích môn học. Như vậy những biện pháp trên rất có hiệu quả, có tác dụng nâng cao chất lượng học tập đối với bộ môn, phù hợp với định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Kết quả đạt được của khối 6 là:
Bảng số 1: Bảng so sánh đối chứng đầu năm và giữa năm học về mức độ yêu thích môn học:
Tổng số học sinh | Thích | Bình thường | Không thích | ||||
Đầu năm | SL | % | SL | % | SL | % | |
147 |
32 | 21,76 | 70 | 47,61 | 45 | 30,61 | |
Giữa năm | 80 | 54,42 | 45 | 30,61 | 22 | 14,96 |
Bảng số 2: Bảng so sánh đối chứng kết quả học tập đầu năm và giữa học kì I:
Tổng số học sinh | Giỏi | Khá | Trung bình | Yếu | |||||
Đầu năm | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |
147 |
35 | 23,80 | 67 | 45,57 | 35 | 23,80 | 10 | 6,80 | |
Giữa năm | 60 | 40,81 | 57 | 38,77 | 25 | 17,00 | 5 | 3,40 |